- Hồi 6 tuổi, Dung đã làm cho thầy giáo dạy đàn violon chạy bạt vía. Lên lớp 6, đã biết “bày trò” láu cá và dính 2 trận đòn nhớ đời của bố. Còn khi học cấp 3, nghệ sĩ hài Vân Dung ghi dấu ấn với thầy hiệu phó bởi cách ăn mặc chơi trội.
Vân Dung “Thời đi học, thường xuyên giả mạo chữ ký của bố… ” Ảnh
Kỳ tích ăn đòn của bố và làm thầy giáo chạy…
Bố mẹ Vân Dung đều làm nghệ thuật. Tuổi cắp sách đến trường, Dung phải theo bố mẹ ngược từ Hà Nội lên Thái Nguyên để học lớp 1. Ngay từ lúc này, năng khiếu âm nhạc “phát lộ”, Dung được giao làm quản ca.
Một năm sống và học ở Thái Nguyên, cô bé lí lắc được đằm mình với những trò chơi tự phát: cùng bạn đi bẻ bẹ chuối kê đít để trượt từ trên đồi xuống, rồi hái lá sắn làm khuyên tai.
Đến năm lớp 2 thì phải trở lại Hà Nội. Lúc về Hà Nội, Dung đã khóc nhiều. Vì ở núi Voi trên Thái Nguyên có nhiều trò chơi, còn ở thành phố suốt ngày chỉ ở nhà và đến trường, chẳng được đi đâu. Ở Thái Nguyên có núi, có đồi, có đồng cỏ, có ao, hồ và có hang để chơi….nên thích hơn.
Từ lớp 2 đến lớp 4, Dung học Trường Việt Nam - Cu Ba. Đến lớp 5 thì chuyển về trường Đại La học hết lớp 9. Quãng thời gian này là giai đoạn kinh hoàng và trở thành nỗi ám ảnh - nghê sĩ hài tếu táo nhớ lại.
“Học ở đây thường xuyên bị bạn bắt nạt. Học sinh nghịch lắm!”. Trong giờ học, toàn bị giấu bút, giấu vở. Khi làm bài kiểm tra, vì không cho nhìn bài nên khi về, Dung thường bị bạn chặn đường đánh, thậm chí xé cả vở.
Ở cấp 1 đạt học sinh giỏi, lên cấ 2, chỉ đạt học sinh tiên tiến. Môn học yêu thích nhất của Dung là môn Văn. Môn này, Dung hay “hái” điểm cao, trong khi môn Toán thường “xơi” điểm trung bình hoặc kém.
Hồi năm lớp 6 hoặc 7, Dung không nhớ chính xác thời điểm, nhưng câu chuyện thì còn nhớ như in. Bị điểm kém, cô giáo bắt mời phụ huynh. Đang loay hoay không biết làm thế nào, Dung hợt nhớ đến ông sửa xe đạp đầu ngõ và nhờ ông đi họp thay.
“Nhưng số đen, đúng hôm đó, ông được mời đi ăn cỗ và uống rượu say. Đến khi gặp cô giáo chủ nhiệm, ông có động tác khác thường khi xưng hô với cô “gì, gì cô? Nó có vụ gì. Đến buổi khác, khi “bố thật” đi họp, cô giáo mới nói “phụ huynh của cháu Vân Dung khác cơ…”. Thế là lại bị đòn” - Vân Dung hài hước kể.
Còn lần khác, cô yêu cầu lấy chữ ký của bố, mẹ vào cuốn Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường. Nhưng không bao giờ sổ đó có chữ ký của “bố thật”, bởi Dung toàn giấu và mạo chữ ký. Đến khi bị phát hiện, lại một trận đòn nhớ đời…
Hồi lên 6 tuổi, Dung đã làm cho thầy giáo dạy đàn violon chạy bạt vía. Bởi bố thích con học, nhưng con thì không. Thầy giáo mỗi lần tới nhà là bị cô trò bé nhỏ lườm, lườm đến nỗi thầy không dám đến dạy nữa…Rồi bố lại bắt học đàn ghita, học múa, hát…Nhưng chẳng học cái gì trọn vẹn.
Chơi trội ở Trường Trưng Vương
Lên cấp 3, nghệ sĩ hài học Trường THPT Trưng Vương. Hầu như chẳng bao giờ truy bài. Mặc dù biết, nếu trốn truy bài, bị bắt được sẽ nêu tên trước toàn trường thì rất xấu hổ.
Rồi, Dung xuất hiện ở trường mỗi hôm một ấn tượng mới. Mặc mầu hồng là hồng cả “cây”, màu xanh là xanh cả “cây”, màu đỏ là đỏ cả “cây”… Có lần, bị thầy hiệu phó gọi vào nhắc nhở “không được mặc vậy. “Nhưng nghĩ mặc thế không hở hang nên mình vẫn làm” - nhắc lại câu chuyện ăn mặc này, Dung cười.
Có lần, phóng viên báo Thế giới phụ nữ ghi lại lời kể của Vân Dung rằng, cô học tập thì lẹt đẹt nhưng luôn nổi tiếng trong lớp bởi “đức tính” nghịch ngợm, tai quái của mình. Đi học, thường đến muộn vì lý do đau bụng và hỏng xe. Đến nỗi, thầy giáo phát cáu, nhắc nhở: “Lần sau nếu có đi muộn, hãy tìm một lý do khác”. Cũng bởi thế, hạnh kiểm của Vân Dung chỉ “quanh quẩn” hết khá đến trung bình.
Việc “chơi trội” như vậy chỉ duy trì ở Trường THPT Trưng Vương có mấy tháng. Năm 1990, Dung là 1 trong số 30 học viên được chọn từ 2.000 ứng viên trúng tuyển vào Nhà hát Tuổi trẻ ,vừa học văn hóa, vừa học nghệ thuật.
Đến nay, Vân Dung đi diễn đã được 14 năm, nếm đủ cả thành công, thất bại.
“Để có được Vân Dung trong lòng công chúng hôm nay, cũng có yếu tố may mắn’ - nghệ sĩ nhắc tới may mắn khởi đầu từ năm 1998, khi làm việc trong tập thể nhà hát năng động. Mọi người giúp bằng cách đưa công việc vào tay. Nhưng nếu mình không làm tốt thì khán giả cũng không đón chào. Lúc đó, công việc cũng không đến tay mình nữa…”.
Nhiều khán giả nhận xét Dung “nhập vai như “lên đồng”. Chị chia sẻ, đó là bản năng bẩm sinh trời phú, kiến thức học trong trường chỉ áp dụng vào thực tế khoảng 30%. Vậy nên, vào nghề vẫn phải học, học điều hay của những người đi trước.
Không nuông chiều con
Cách dạy của bố mẹ mình là định hướng chứ không phải là vạch những con đường và bắt con phải đi.
Bố mẹ thường nói “theo mẹ thì con nên thế này, con nên thế kia…Nhưng đó là ý kiến của mẹ còn con phải tham khảo thêm các ý kiến khác và đúng thì làm. Bố mẹ không phải cái gì cũng đúng. Có thể, hôm nay bố mẹ nói đúng nhưng ngày mai không còn đúng nữa”.
Bố mẹ chỉ nói những kinh nghiệm, nhưng không phải cái gì cũng phù hợp với thời cuộc bây giờ. Nên bản thân con phải có lập trường của con, cái gì đúng thì con làm.
Năm 10 tuổi, mình biết gánh nước, lên 7-8 tuổi biết nấu cơm. Biết kiếm tiền giúp bố mẹ từ năm 11 tuổi.
Mình đã áp dạy này với cậu ấm. Lên 8-9 tuổi, để cháu tự rửa bát. Học lớp 3, phải biết tự giặt đồ cá nhân. Tự vệ sinh cá nhân và phải quét sân…
Không nên làm hộ con vì trẻ sẽ ỉ lại và mai sau chẳng biết làm gì. Để nó tự bơi thì sẽ có khả năng tư duy và có ý thức.
Vân Dung “Thời đi học, thường xuyên giả mạo chữ ký của bố… ” Ảnh
Kỳ tích ăn đòn của bố và làm thầy giáo chạy…
Bố mẹ Vân Dung đều làm nghệ thuật. Tuổi cắp sách đến trường, Dung phải theo bố mẹ ngược từ Hà Nội lên Thái Nguyên để học lớp 1. Ngay từ lúc này, năng khiếu âm nhạc “phát lộ”, Dung được giao làm quản ca.
Một năm sống và học ở Thái Nguyên, cô bé lí lắc được đằm mình với những trò chơi tự phát: cùng bạn đi bẻ bẹ chuối kê đít để trượt từ trên đồi xuống, rồi hái lá sắn làm khuyên tai.
Đến năm lớp 2 thì phải trở lại Hà Nội. Lúc về Hà Nội, Dung đã khóc nhiều. Vì ở núi Voi trên Thái Nguyên có nhiều trò chơi, còn ở thành phố suốt ngày chỉ ở nhà và đến trường, chẳng được đi đâu. Ở Thái Nguyên có núi, có đồi, có đồng cỏ, có ao, hồ và có hang để chơi….nên thích hơn.
Từ lớp 2 đến lớp 4, Dung học Trường Việt Nam - Cu Ba. Đến lớp 5 thì chuyển về trường Đại La học hết lớp 9. Quãng thời gian này là giai đoạn kinh hoàng và trở thành nỗi ám ảnh - nghê sĩ hài tếu táo nhớ lại.
“Học ở đây thường xuyên bị bạn bắt nạt. Học sinh nghịch lắm!”. Trong giờ học, toàn bị giấu bút, giấu vở. Khi làm bài kiểm tra, vì không cho nhìn bài nên khi về, Dung thường bị bạn chặn đường đánh, thậm chí xé cả vở.
Ở cấp 1 đạt học sinh giỏi, lên cấ 2, chỉ đạt học sinh tiên tiến. Môn học yêu thích nhất của Dung là môn Văn. Môn này, Dung hay “hái” điểm cao, trong khi môn Toán thường “xơi” điểm trung bình hoặc kém.
Hồi năm lớp 6 hoặc 7, Dung không nhớ chính xác thời điểm, nhưng câu chuyện thì còn nhớ như in. Bị điểm kém, cô giáo bắt mời phụ huynh. Đang loay hoay không biết làm thế nào, Dung hợt nhớ đến ông sửa xe đạp đầu ngõ và nhờ ông đi họp thay.
“Nhưng số đen, đúng hôm đó, ông được mời đi ăn cỗ và uống rượu say. Đến khi gặp cô giáo chủ nhiệm, ông có động tác khác thường khi xưng hô với cô “gì, gì cô? Nó có vụ gì. Đến buổi khác, khi “bố thật” đi họp, cô giáo mới nói “phụ huynh của cháu Vân Dung khác cơ…”. Thế là lại bị đòn” - Vân Dung hài hước kể.
Còn lần khác, cô yêu cầu lấy chữ ký của bố, mẹ vào cuốn Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường. Nhưng không bao giờ sổ đó có chữ ký của “bố thật”, bởi Dung toàn giấu và mạo chữ ký. Đến khi bị phát hiện, lại một trận đòn nhớ đời…
Hồi lên 6 tuổi, Dung đã làm cho thầy giáo dạy đàn violon chạy bạt vía. Bởi bố thích con học, nhưng con thì không. Thầy giáo mỗi lần tới nhà là bị cô trò bé nhỏ lườm, lườm đến nỗi thầy không dám đến dạy nữa…Rồi bố lại bắt học đàn ghita, học múa, hát…Nhưng chẳng học cái gì trọn vẹn.
Chơi trội ở Trường Trưng Vương
Lên cấp 3, nghệ sĩ hài học Trường THPT Trưng Vương. Hầu như chẳng bao giờ truy bài. Mặc dù biết, nếu trốn truy bài, bị bắt được sẽ nêu tên trước toàn trường thì rất xấu hổ.
Rồi, Dung xuất hiện ở trường mỗi hôm một ấn tượng mới. Mặc mầu hồng là hồng cả “cây”, màu xanh là xanh cả “cây”, màu đỏ là đỏ cả “cây”… Có lần, bị thầy hiệu phó gọi vào nhắc nhở “không được mặc vậy. “Nhưng nghĩ mặc thế không hở hang nên mình vẫn làm” - nhắc lại câu chuyện ăn mặc này, Dung cười.
Có lần, phóng viên báo Thế giới phụ nữ ghi lại lời kể của Vân Dung rằng, cô học tập thì lẹt đẹt nhưng luôn nổi tiếng trong lớp bởi “đức tính” nghịch ngợm, tai quái của mình. Đi học, thường đến muộn vì lý do đau bụng và hỏng xe. Đến nỗi, thầy giáo phát cáu, nhắc nhở: “Lần sau nếu có đi muộn, hãy tìm một lý do khác”. Cũng bởi thế, hạnh kiểm của Vân Dung chỉ “quanh quẩn” hết khá đến trung bình.
Việc “chơi trội” như vậy chỉ duy trì ở Trường THPT Trưng Vương có mấy tháng. Năm 1990, Dung là 1 trong số 30 học viên được chọn từ 2.000 ứng viên trúng tuyển vào Nhà hát Tuổi trẻ ,vừa học văn hóa, vừa học nghệ thuật.
Đến nay, Vân Dung đi diễn đã được 14 năm, nếm đủ cả thành công, thất bại.
“Để có được Vân Dung trong lòng công chúng hôm nay, cũng có yếu tố may mắn’ - nghệ sĩ nhắc tới may mắn khởi đầu từ năm 1998, khi làm việc trong tập thể nhà hát năng động. Mọi người giúp bằng cách đưa công việc vào tay. Nhưng nếu mình không làm tốt thì khán giả cũng không đón chào. Lúc đó, công việc cũng không đến tay mình nữa…”.
Nhiều khán giả nhận xét Dung “nhập vai như “lên đồng”. Chị chia sẻ, đó là bản năng bẩm sinh trời phú, kiến thức học trong trường chỉ áp dụng vào thực tế khoảng 30%. Vậy nên, vào nghề vẫn phải học, học điều hay của những người đi trước.
Không nuông chiều con
Cách dạy của bố mẹ mình là định hướng chứ không phải là vạch những con đường và bắt con phải đi.
Bố mẹ thường nói “theo mẹ thì con nên thế này, con nên thế kia…Nhưng đó là ý kiến của mẹ còn con phải tham khảo thêm các ý kiến khác và đúng thì làm. Bố mẹ không phải cái gì cũng đúng. Có thể, hôm nay bố mẹ nói đúng nhưng ngày mai không còn đúng nữa”.
Bố mẹ chỉ nói những kinh nghiệm, nhưng không phải cái gì cũng phù hợp với thời cuộc bây giờ. Nên bản thân con phải có lập trường của con, cái gì đúng thì con làm.
Năm 10 tuổi, mình biết gánh nước, lên 7-8 tuổi biết nấu cơm. Biết kiếm tiền giúp bố mẹ từ năm 11 tuổi.
Mình đã áp dạy này với cậu ấm. Lên 8-9 tuổi, để cháu tự rửa bát. Học lớp 3, phải biết tự giặt đồ cá nhân. Tự vệ sinh cá nhân và phải quét sân…
Không nên làm hộ con vì trẻ sẽ ỉ lại và mai sau chẳng biết làm gì. Để nó tự bơi thì sẽ có khả năng tư duy và có ý thức.