Trước khi trèo lên xe, cô bé quay lại, sẵng giọng: “Đừng bao giờ hi vọng có ngày tôi trở về căn nhà rách nát đó”, rồi chiếc xe lao vút đi, bỏ lại người đàn ông nhìn theo bất động, chỉ mấp máy môi không thành tiếng.
“Bớ người ta, lão già này bắt tôi này”, tiếng kêu khiến tôi tò mò đưa mắt tìm kiếm xem có chuyện gì xảy ra, một cô bé tầm 16,17 tuổi ăn mặc sành điệu, khuôn mặt trang điểm khá kỹ đang đôi co với một người đàn ông.
Cô bé tiếp tục thét to: “Lão già này bắt tôi, lão già này bắt tôi”. Người đàn ông sững lại, ngỡ ngàng. Cô gái giật nhanh tay, thoát khỏi sự kìm kẹp, chạy thẳng đến bên một chàng thanh niên tay phì phèo điếu thuốc, đang ngồi trên chiếc xe Dylan chờ sẵn.
Trước khi trèo lên xe, cô bé quay lại, sẵng giọng: “Đừng bao giờ hi vọng có ngày tôi trở về căn nhà rách nát đó”, rồi chiếc xe lao vút đi, bỏ lại người đàn ông nhìn theo bất động, chỉ mấp máy môi không thành tiếng.
Khi tôi lại gần hỏi chuyện, bác Nam thổn thức: “Nó chê nhà tôi nghèo không có đủ tiền cho nó ăn tiêu, nó không muốn bạn bè biết tôi chỉ chuyên đi làm thuê, mẹ nó bán rau ở chợ. Nó bỏ đi theo thằng thanh niên đó, nhất định không chịu về nhà, nó nói không muốn sống nghèo khổ thêm nữa…”.
Gọi cha là… xe ôm
Hiếm muộn, lại chỉ có một cô con gái, vợ chồng bác Nam cố gắng chăm lo cho con được ăn ngon, mặc đẹp, bằng bạn bằng bè.
Dù hàng ngày hai bác phải vất vả sớm tối, từ bán rau, nấu cơm thuê, đi xe ôm đến bán ngô rong, nhưng Mai (tên cô con gái) vẫn có quần áo đẹp trưng diện, điện thoại xịn để dùng.
Xinh xắn, lại được nhiều anh chàng nhà giầu theo đuổi, Mai luôn tỏ ra vô cùng khó chịu mỗi khi có ai hỏi chuyện về gia đình mình. Cô bé thường bỏ nhà đi chơi thâu đêm cùng đám bạn.
Khi tình cờ đọc được cuốn nhật ký đầy những dòng chữ than thân kém, trách phận hèn của cô con gái, vợ chồng bác chỉ còn biết nuốt nước mắt mặn đắng vào lòng.
Nhưng nào ngờ, chính sự sung túc mà 2 bác tạo ra cho Mai đã khiến cô bé chán ghét mỗi khi nhìn thấy căn nhà rách nát, chán ghét cái nghề nghiệp “thấp hèn” của cha mẹ. Thậm chí là ghét cả cha mẹ, ghét vì sao cô không được sinh ra trong một gia đình giầu có, để rồi cô bé bỏ nhà đi tìm kiếm cuộc sống sung túc đầy phù du…
“Em thấy rất buồn khi chứng kiến chuyện một số bạn trẻ hiện nay “chối bỏ” cha mẹ chỉ vì sĩ diện. Nhiều bạn vì sợ bạn bè cười chê hoàn cảnh thật của gia đình, họ tìm mọi cách gắn lên mình một cái mác khác, thậm chí bịa chuyện mình là con nhà đại gia, đi thuê đồ hiệu, thậm chí thuê cả…người yêu” – Thu, học sinh trường THPT Q.T bức xúc.
Cô bé cũng kể lại câu chuyện về một cô bạn cùng lớp. Lớp Thu có một cô bạn rất sành điệu, mặc toàn đồ hiệu, dùng mỹ phẩm đắt tiền. Hơn nữa, ngày nào cũng có một chàng đẹp trai đưa đón, hôm thì SH, hôm Dylan khiến ai cũng nghĩ cô nàng chắc hẳn là con nhà đại gia.
Một hôm không thấy chàng SH, Dylan nào mà chỉ thấy một người đàn ông dáng người gầy gầy, khuôn mặt khắc khổ, đi chiếc xe 82 đời cũ đèo cô bạn đến lớp, ai cũng ngạc nhiên, hỏi thì cô bạn bảo đó là xe ôm.
“Nếu không tình cờ phát hiện “bí mật”, em cũng không dám tin người đàn ông đưa bạn ấy đến trường hôm đó không phải xe ôm mà là bố đẻ. Sau đó tìm hiểu thêm mới biết nhà cô bạn cũng không phải loại khá giả, còn những anh chàng ngày ngày cưỡi SH đưa đón cũng chỉ là “đồ”…đi thuê” – Thu nói.
Xem mẹ là…người ở
Gia đình chỉ có cậu con trai được ăn học tử tế, lại đỗ được vào một trường đại học ở Hà Nội, cả nhà Hưng mừng lắm, dồn hết tiền bạc cho cậu con quý tử lên Hà Nội ăn học.
Nhưng từ khi ra Hà Nội, Hưng bị nhiễm thói ăn chơi đua đòi của đám bạn đại gia, không thương cha mẹ ở quê lam lũ vất vả, cứ vài ngày Hưng lại gọi điện về xin tiền đóng học phí, nhưng thật ra là để mua những bộ quần áo đắt tiền, những lần đi “chè chén” thâu đêm với lũ bạn.
Thấy việc học tập của con tốn kém, mẹ Hưng đành bỏ việc đồng áng ở quê để lên Hà Nội làm ô sin. Cậu con trai được thể cứ vài hôm lại đến vòi tiền khiến bà thường xuyên phải xin ứng trước tiền lương của chủ nhà.
Bà chẳng dám tin, tiền mồ hôi nước mắt cả tháng của bà chỉ đủ để Hưng mua 1 chiếc áo, đến khi tình cờ nghe chính miệng cậu con trai nói với đám bạn: “Bà ấy là ô sin nhà tao”, bà mới giật mình. Hóa ra lâu nay, để sĩ diện trước đám bạn, ngôi nhà nơi bà làm thuê được Hưng nói là nhà mình, còn bà chỉ được Hưng giới thiệu là…ô sin, và theo như câu chuyện Hưng dựng lên với đám bạn thì bố mẹ “thật” của cậu đang bận đi công tác nước ngoài…
Những câu chuyện kể trên hoàn toàn có thật mà người viết bài vô tình nghe được cũng như được người khác kể lại. Dẫu biết cuộc sống đang có nhiều thay đổi và một bộ phận giới trẻ đang có lối sống hưởng thụ đến tiêu cực, nhưng thật đau lòng thay cho những bậc sinh thành có những đứa con như vậy.
Không ai có thể tự lựa chọn được cha mẹ cho mình. Và cha mẹ nghèo hay giầu thì tình thương yêu mà họ dành cho con cái đều vô bờ bến. Mỗi người hãy biết quý trọng những gì mình đang có, đừng vô tâm làm tổn thương những người thân yêu nhất trong cuộc đời mình.
“Bớ người ta, lão già này bắt tôi này”, tiếng kêu khiến tôi tò mò đưa mắt tìm kiếm xem có chuyện gì xảy ra, một cô bé tầm 16,17 tuổi ăn mặc sành điệu, khuôn mặt trang điểm khá kỹ đang đôi co với một người đàn ông.
Cô bé tiếp tục thét to: “Lão già này bắt tôi, lão già này bắt tôi”. Người đàn ông sững lại, ngỡ ngàng. Cô gái giật nhanh tay, thoát khỏi sự kìm kẹp, chạy thẳng đến bên một chàng thanh niên tay phì phèo điếu thuốc, đang ngồi trên chiếc xe Dylan chờ sẵn.
Trước khi trèo lên xe, cô bé quay lại, sẵng giọng: “Đừng bao giờ hi vọng có ngày tôi trở về căn nhà rách nát đó”, rồi chiếc xe lao vút đi, bỏ lại người đàn ông nhìn theo bất động, chỉ mấp máy môi không thành tiếng.
Khi tôi lại gần hỏi chuyện, bác Nam thổn thức: “Nó chê nhà tôi nghèo không có đủ tiền cho nó ăn tiêu, nó không muốn bạn bè biết tôi chỉ chuyên đi làm thuê, mẹ nó bán rau ở chợ. Nó bỏ đi theo thằng thanh niên đó, nhất định không chịu về nhà, nó nói không muốn sống nghèo khổ thêm nữa…”.
Gọi cha là… xe ôm
Hiếm muộn, lại chỉ có một cô con gái, vợ chồng bác Nam cố gắng chăm lo cho con được ăn ngon, mặc đẹp, bằng bạn bằng bè.
Dù hàng ngày hai bác phải vất vả sớm tối, từ bán rau, nấu cơm thuê, đi xe ôm đến bán ngô rong, nhưng Mai (tên cô con gái) vẫn có quần áo đẹp trưng diện, điện thoại xịn để dùng.
Xinh xắn, lại được nhiều anh chàng nhà giầu theo đuổi, Mai luôn tỏ ra vô cùng khó chịu mỗi khi có ai hỏi chuyện về gia đình mình. Cô bé thường bỏ nhà đi chơi thâu đêm cùng đám bạn.
Khi tình cờ đọc được cuốn nhật ký đầy những dòng chữ than thân kém, trách phận hèn của cô con gái, vợ chồng bác chỉ còn biết nuốt nước mắt mặn đắng vào lòng.
Nhưng nào ngờ, chính sự sung túc mà 2 bác tạo ra cho Mai đã khiến cô bé chán ghét mỗi khi nhìn thấy căn nhà rách nát, chán ghét cái nghề nghiệp “thấp hèn” của cha mẹ. Thậm chí là ghét cả cha mẹ, ghét vì sao cô không được sinh ra trong một gia đình giầu có, để rồi cô bé bỏ nhà đi tìm kiếm cuộc sống sung túc đầy phù du…
“Em thấy rất buồn khi chứng kiến chuyện một số bạn trẻ hiện nay “chối bỏ” cha mẹ chỉ vì sĩ diện. Nhiều bạn vì sợ bạn bè cười chê hoàn cảnh thật của gia đình, họ tìm mọi cách gắn lên mình một cái mác khác, thậm chí bịa chuyện mình là con nhà đại gia, đi thuê đồ hiệu, thậm chí thuê cả…người yêu” – Thu, học sinh trường THPT Q.T bức xúc.
Cô bé cũng kể lại câu chuyện về một cô bạn cùng lớp. Lớp Thu có một cô bạn rất sành điệu, mặc toàn đồ hiệu, dùng mỹ phẩm đắt tiền. Hơn nữa, ngày nào cũng có một chàng đẹp trai đưa đón, hôm thì SH, hôm Dylan khiến ai cũng nghĩ cô nàng chắc hẳn là con nhà đại gia.
Một hôm không thấy chàng SH, Dylan nào mà chỉ thấy một người đàn ông dáng người gầy gầy, khuôn mặt khắc khổ, đi chiếc xe 82 đời cũ đèo cô bạn đến lớp, ai cũng ngạc nhiên, hỏi thì cô bạn bảo đó là xe ôm.
“Nếu không tình cờ phát hiện “bí mật”, em cũng không dám tin người đàn ông đưa bạn ấy đến trường hôm đó không phải xe ôm mà là bố đẻ. Sau đó tìm hiểu thêm mới biết nhà cô bạn cũng không phải loại khá giả, còn những anh chàng ngày ngày cưỡi SH đưa đón cũng chỉ là “đồ”…đi thuê” – Thu nói.
Xem mẹ là…người ở
Gia đình chỉ có cậu con trai được ăn học tử tế, lại đỗ được vào một trường đại học ở Hà Nội, cả nhà Hưng mừng lắm, dồn hết tiền bạc cho cậu con quý tử lên Hà Nội ăn học.
Nhưng từ khi ra Hà Nội, Hưng bị nhiễm thói ăn chơi đua đòi của đám bạn đại gia, không thương cha mẹ ở quê lam lũ vất vả, cứ vài ngày Hưng lại gọi điện về xin tiền đóng học phí, nhưng thật ra là để mua những bộ quần áo đắt tiền, những lần đi “chè chén” thâu đêm với lũ bạn.
Thấy việc học tập của con tốn kém, mẹ Hưng đành bỏ việc đồng áng ở quê để lên Hà Nội làm ô sin. Cậu con trai được thể cứ vài hôm lại đến vòi tiền khiến bà thường xuyên phải xin ứng trước tiền lương của chủ nhà.
Bà chẳng dám tin, tiền mồ hôi nước mắt cả tháng của bà chỉ đủ để Hưng mua 1 chiếc áo, đến khi tình cờ nghe chính miệng cậu con trai nói với đám bạn: “Bà ấy là ô sin nhà tao”, bà mới giật mình. Hóa ra lâu nay, để sĩ diện trước đám bạn, ngôi nhà nơi bà làm thuê được Hưng nói là nhà mình, còn bà chỉ được Hưng giới thiệu là…ô sin, và theo như câu chuyện Hưng dựng lên với đám bạn thì bố mẹ “thật” của cậu đang bận đi công tác nước ngoài…
Những câu chuyện kể trên hoàn toàn có thật mà người viết bài vô tình nghe được cũng như được người khác kể lại. Dẫu biết cuộc sống đang có nhiều thay đổi và một bộ phận giới trẻ đang có lối sống hưởng thụ đến tiêu cực, nhưng thật đau lòng thay cho những bậc sinh thành có những đứa con như vậy.
Không ai có thể tự lựa chọn được cha mẹ cho mình. Và cha mẹ nghèo hay giầu thì tình thương yêu mà họ dành cho con cái đều vô bờ bến. Mỗi người hãy biết quý trọng những gì mình đang có, đừng vô tâm làm tổn thương những người thân yêu nhất trong cuộc đời mình.